Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) đã đưa ra những dự báo về các hiện tượng thiên văn thú vị sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong tháng 10 này.
1. Mưa sao băng Draconids (ngày 8 - 9.10)
Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi sao chổi 21P Giacobini-Zinner để lại,ỳthúthángNgườiyêuthiênvănViệtngóngchờmưasaobăngnguyệtthựfind id được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1900.
Draconids là một trận mưa sao băng bất thường vì thời điểm đẹp nhất để xem là vào chập tối thay vì rạng sáng như phần lớn những trận mưa sao băng khác. Trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 6 - 10.11 hằng năm và năm nay sẽ đạt cực đại vào đêm 8.10.
Năm nay, trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ mọc vào sáng sớm nhưng không ảnh hưởng quá nhiều. Thời điểm quan sát tốt nhất là chập tối từ một địa điểm tối cách xa ánh đèn thành phố. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Draco nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
2. Trăng mới (ngày 15.10)
Mặt trăng sẽ ở cùng hướng với trái đất so với mặt trời và sẽ không xuất hiện trên bầu trời đêm. Giai đoạn này diễn ra vào 0 giờ 56 phút. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát những thiên thể mờ nhạt như thiên hà và cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
3. Nhật thực hình khuyên (ngày 15.10)
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng ở rất xa trái đất để che khuất hoàn toàn mặt trời. Điều này dẫn đến một vòng ánh sáng xung quanh đĩa mặt trăng. Nhật thực hình khuyên không thể nhìn thấy vành nhật hoa của mặt trời.
Đường đi của nhật thực sẽ bắt đầu ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía nam Canada và di chuyển qua phía tây nam nước Mỹ và Trung Mỹ, Colombia và Brazil. Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ (không quan sát được ở Việt Nam).
4. Mưa sao băng Orionids (ngày 20 - 21.10)
Mưa sao băng Orionids là trận mưa sao băng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi còn sót lại của sao chổi Halley, đã được biết đến và được quan sát từ thời cổ xưa. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 2.10 - 7.11.
Cực đại của năm nay là vào đêm 21.10. Trăng bán nguyệt đầu tháng có thể che khuất một số sao băng chiều tối, tuy nhiên không ảnh hưởng quá nhiều. Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một địa điểm tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
5. Trăng tròn, nguyệt thực một phần ngày (29.10)
Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trăng đi qua bóng một phần của trái đất hay còn gọi là vùng nửa tối và chỉ một phần của mặt trăng đi qua vùng tối nhất hay còn gọi là Umbra. Trong loại nguyệt thực này, một phần của mặt trăng sẽ tối đi khi nó di chuyển qua bóng của trái đất. Nguyệt thực sẽ được nhìn thấy trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và miền tây nước Úc.